I. PHƯƠNG PHÁP ỐP LÁT
1. Tiếp nhận, kiểm tra mã gạch, mã màu trên vỏ hộp gạch phải cùng một thông số kỹ thuật, trải gạch lên một mặt phẳng có diện tích khoảng 10m2 trước khi ốp lát để kiểm tra màu sắc, kích thước, độ phẳng gạch tránh trường hợp thi công xong mới phát hiện màu sắc không đồng nhất hoặc mặt phẳng không đúng theo mong muốn.
2. Sử dụng ke cân bằng là phương pháp ốp lát hiện đại năng suất phục vụ cho việc thi công nhanh chóng và đảm bảo kỹ thuật.
3. Ngâm gạch trong nước sạch cho ngấm đều trước khi ốp lát (Gạch ốp lát bán sứ thì không cần ngâm nước) để đảm bảo độ kết dính của vật liệu, khi nền đã khô chắc, làm sạch, tưới nước và trải một lớp hồ dày khoảng 10mm để dán gạch.
4. Trình tự ốp lát: Căng dây, đặt viên đầu tiên theo góc đã định, đặt các viên kế tiếp theo viên đầu tiên, giữa các cạnh gạch cài từ 2 ke cân bằng trở lên. Dùng búa cao su gõ nhẹ mặt gạch tạo độ liên kết và độ phẳng, cài nêm cân bằng, dùng kìm bấm để tạo mặt phẳng bằng nhau giữa các viên gạch.
5. Lưu ý lát theo chiều mũi tên dưới đáy viên gạch (trừ các trường hợp viên gạch có thiết kế ghép hoa văn). Các loại gạch thanh nên lát so le 1/3, vị trí viên gạch thứ 2 sẽ nằm ở khoảng 1/3 viên gạch đầu tiên.
II. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
1. Đối với gạch men mài, gạch vi tinh, gạch thấm muối tan có độ bóng cao không kéo lê các đồ vật nặng như bàn ghế tủ sắt…trên nền
2. Khi làm đổ vết bẩn khó vệ sinh như café, mực, các loại phẩm màu… lên nền gạch thì cần vệ sinh ngay, không nên để lâu vì sẽ tạo ra các vết ố khiến việc vệ sinh khó khăn hơn.
3. Khi lau chùi không sử dụng những vật liệu có độ cứng cao như cát, giấy nhám, đá mài… gạch bị trầy xước sẽ mất độ bóng.
4. Loại chất bẩn (cát, bụi) làm tăng thêm sự mài mòn khi ma sát do những bước chân của người. Do đó bạn cần giữ sàn nhà càng sạch càng tốt.
Tác giả bài viết: Charming New